4- Phân loại kính thiên vănCó rất nhiều tiêu chí để phân loại kính thiên văn, ở đây chỉ đề cập đến các loại kính thiên văn quang học cơ bản.
a) Kính thiên văn khúc xạ (Refractor)Kính thiên văn khúc xạ đơn giản là phát minh của Galilê, đây là loại kính thiên văn ra đời sớm nhất. Cấu tạo kính gồm 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (F) có tác dụng thu ánh sáng từ các thiên thể, sau đó ánh sáng tiếp tục đi qua 1 thấu kính thứ 2 (thị kính) rồi đi đến mắt người quan sát. Thị kính có thể là thấu kinh phân kỳ hoặc hội tụ. Nếu cùng thông số thì thị kính hội tụ cho thị trường rộng hơn nhưng lại tạo ảnh ngược chiều. Thị kính phân kỳ cho thị trường nhỏ hơn nhưng có ưu điểm là cho ảnh thuận chiều của vật thể.
Cấu tạo kính khúc xạ

- Ưu điểm:
+Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, thích hợp cho người mới bắt đầu.
+ Dễ bảo quản, bảo dưỡng
- Nhược điểm:
+ Tuy cấu tạo đơn giản, song việc chế tạo 1 thấu kính lớn với độ chính xác và chất lượng cao là rất khó, do đó khó khắc phục hiện tượng cầu sai và sắc sai.
+ F càng lớn thì kính càng cồng kềnh
+ Thị kính đặt ở cuối kính nên khó quan sát các thiên thể cao
b) Kính thiên văn phản xạ (Reflector)Newton là người đầu tiên chế tạo và sử dụng kính phản xạ trong quan sát thiên văn, tuy nhiên ý tưởng này được nêu ra trước đó bởi nhà khoa học James Gregory. Điểm khác nhau cơ bản của kính phản xạ và kính khúc xạ nằm ở vật kính. Trong khi kính thiên văn khúc xạ có vật kính là 1 thấu kính hội tụ thì kính phản xạ dùng 1 gương cầu lõm làm vật kính. Về tác dụng, gương cầu lõm cũng có nhiệm vụ hội tụ ánh sáng như 1 thấu kính hội tụ, nhưng có nhiều lý do để người ta sử dụng kính phản xạ thay cho kính khúc xạ.
Cấu tạo kính phản xạ

- Ưu điểm: Kính phản xạ khắc phục được các nhược điểm của kính khúc xạ.
+ Việc chế tạo 1 gương cầu lõm lớn rồi tráng bạc dễ dàng hơn nhiều so với việc đúc 1 thấu kính lớn (dễ bị bọt khí và khó tạo dạng cầu phù hợp để khử cầu sai), do đó có lợi thế về độ mở ống kính, giảm tối đa cầu sai và sắc sai, cho ảnh sáng và rõ nét.
+ Thị kính ở trên thân kính nên việc quan sát thuận tiện hơn
- Nhược điểm: Ống kính to và cồng kềnh hơn
c) Kính thiên văn tổ hợp (Casegrain)Đây là loại kính thiên văn kết hợp cấu tạo của kính phản xạ và kính khúc xạ. Trong kính sử dụng cả gương cầu và thấu kính để thu thập ánh sáng. Nhờ hệ quang học tổ hợp như vậy, ánh sáng trong ống kính được phản xạ nhiều lần, làm cho chiều dài ống kính giảm nhưng vẫn đảm bảo được độ mở ống kính. Kính thiên văn tổ hợp tận dụng được cả ưu điểm của kính khúc xạ và phản xạ, đồng thời loại bỏ các nhược điểm của 2 loại kính trên. Có thể nói đây là loại đỉnh nhất trong kính thiên văn quang học, tuy nhiên nó có 1 nhược điểm duy nhất là giá rất cao. Hiện nay có 2 mẫu thiết kế kính tổ hợp chính là Schmidt Cassegrain và Maksutov Cassegrain.
Kính Schmidt Cassegrain

Kính Maksutov Cassegrain
